Công ty Tư vấn TST
TST's vision: “ 2 x 50 = 100” . “ 2” = Double Volume, Double Speed. “50” = 50% Margin Improvement. “100” = 100% Employee Involvement. Mục tiêu của chúng tôi mang đến cho khách hàng: Tăng gấp đôi sản lượng, tăng gấp đôi tốc độ. Tăng 50% lợi nhuận. 100% nhân viên tham gia vào hoạt động Lean-TPM
Huấn luyện & Tư vấn LeanTPM - Bảo trì năng suất toàn diện TPM (Total Productive Maintenance)

Tài liệu Duy trì Tự quản Autonomous Maintenence

Tổng quan về bảo trì tự quản AM - Autonomous Maintenance

Viễn cảnh:

Nhóm vận hành với Zero defects

không cần sự trợ giúp từ bên ngoài

 

Tầm nhìn này chỉ có thể đạt được bằng cách xây dựng/phát triển năng lực cá nhân và năng lực của tập thể.

AM cung cấp một cách tiếp cận khác với các phương pháp truyền thống để đạt được kết quả sản xuất.

1- Tại sao phải thực hiện bảo trì tự quản AM (Autonomous Maintenance)?

Ngày nay nhiều hệ thống sản xuất đang vận hành với độ tin cậy cao, tuy nhiên chúng ta vẫn còn nhiều tổn thất/lãng phí sẽ dẫn đến kết quả là chi phí cao hơn. Chúng ta vẫn chưa khai thác hết khả năng của mọi người. Thiết bị của chúng ta thường xuyên trong tình trạng xuống cấp hoặc cần nhiều sự quan tâm để duy trì kết quả. Kết quả của chúng ta thường phải cố gắng rất nhiều nỗ lực để đạt được, nếu không có hệ thống quản lý hàng ngày để duy trì chúng. Bằng cách triển khai bảo trì tự quản AM chúng ta có thể giúp giải quyết những thiếu sót nầy. Các nhóm vận hành phải phát triển sự hiểu biết sâu sắc hơn về chức năng của thiết bị và có khả năng nhận ra các điều kiện dẫn đến việc loại bỏ các khiếm khuyết, họ sẽ trở thành "Kỹ thuật viên". Các cá nhân sẽ củng cố khả năng lãnh đạo, khả năng làm việc nhóm & tinh thần chịu trách nhiệm bằng cách tham gia các hoạt động nhóm nhỏ.

2- Bảo trì tự quản AM là gì ?

Mục đích chung của Bảo trì tự quản AM là phát triển các "kỹ thuật viên sản xuất" có tay nghề cao và thiết lập các điều kiện phù hợp. Một sự liên hệ mật thiết giữa con người và thiết bị, trong môi trường làm việc ngăn nắp, sẽ mang lại kết quả: Hiệu quả (không tổn thất/lãng phí/khuyết tật) & Hiệu suất (đòi hỏi nỗ lực tối thiểu). Bảo trì tự quản AM có thề được định nghĩa là..." Kỹ thuật viên sản xuất kiểm tra và chăm sóc thiết bị hàng ngày nhằm ngăn chặn sự xuống cấp cưỡng bức"

3- Bảo trì tự quản AM có khác gì so với truyền thống ?

Việc kiểm tra và chăm sóc thiết bị hàng ngày bao gồm cả các hoạt động vận hành như: Vận hành theo centerline, kiểm tra thiết bị & tình trạng quy trình, các hoạt động bảo trì như làm sạch, bôi trơn, siết lại và sửa chữa các bất thường.

Điều này trái ngược với cách tiếp cận truyền thống hơn để mang lại kết quả sản xuất.

4- Các khả năng được phát triển bởi AM:

Tầm nhìn của AM là “Nhân viên vận hành hoạt động khôngkhiếm khuyết không có sự can thiệp từ bên ngoài". Tầm nhìn này chỉ có thể đạt được bằng cách xây dựng năng lực của mỗi cá nhân và năng lực tổng thể của tập thể. Trong khi tất cả trụ cột trong TPM giúp xây dựng năng lực của tổ chức thì AM là cơ chế chính để xây dựng năng lực nhóm. Khả năng cụ thể mà AM cung cấp có thể được xem xét dưới dạng: Kết quả nào bị ảnh hưởng, qui trình Kỹ thuật hoặc Hệ thống nào được thiết lập và Hành vi nào được phát triển.

Vì bảo trì tự quản AM yêu cầu toàn bộ tổ chức sản xuất tham gia vào các hoạt động cải tiến thiết bị nên:

- Kết quả:Tất cả các lĩnh vực kết quả PQCDSM đều bị ảnh hưởng. Trong quá trình thực hiện, điều quan trọng là mỗi

người phải liên kết mục tiêu cá nhân mục tiêu của nhóm mình với kết quả kinh doanh.

- Hệ thống: Các hệ thống cần thiết cho hoạt động sản xuất hàng ngày cũng bị ảnh hưởng. Các hoạt động của AM

bao gồm thiết lập DMS- Daily Management System cho công việc hàng ngày quan trọng cần thiết để hoạt động không

có sai sót.

- Hành vi: Hành vi của các cá nhân và nhóm sẽ thay đổi. Mọi người phải đối mặt với thách thức loại bỏ khiếm khuyết

và lãng phí/tổn thất, đồng thời liên tục nâng cao kỹ năng kỹ thuật của mình. Ý thức làm việc nhóm, tinh thần làm

chủ chịu trách nhiệm được phát triển.

5- Cơ chế phát triển khả năng của AM: AM tiến hành phát triển khả năng vừa được mô tả như thế nào?

Phương pháp triển khai AM tổng thể và các hoạt động cụ thể là các cơ chế phối hợp với nhau để mang lại khả năng

được mô tả theo cách đã được chứng minh.

- Các hoạt động theo nhóm: Cấu trúc nhóm tạo môi trường để phát triển các hành vi và cho phép các cá nhân và

nhóm đạt được mức độ tự chủ hoàn toàn.Cấu trúc làm việc theo nhóm nhỏ đảm bảo sự liên kết giữa các hoạt động

của nhóm với lãng phí/tổn thất, hỗ trợ trực tiếp cho nhu cầu kinh doanh.

- Quy trình từng bước: Quy trình từng bước cung cấp cách tiếp cận có kỷ luật để phát triển cả kỹ năng và hệ thống

hỗ trợ công việc hàng ngày. Quy trình từng bước cũng đảm bảo quá trình phát triển được thực hiện theo các khối có

thể quản lý được và theo trình tự thích hợp.

Cách tiếp cận từng bước thay đổi tư duy người lao động và văn hóa nơi làm việc.

- Huấn luyện/ đào tạo tại chỗ: Huấn luyện/ đào tạo tại chỗ theo cách “cầm tay chỉ việc” tạo điều kiện thuận lợi cho

khái niệm "vừa học vừa làm" và đảm bảo năng lực được phát triển phù hợp với nhu cầu thực tế tại vị trí sản xuất.

 

------------------------------------------------------

Ông: Nguyễn Đình Cương.

Chuyên viên Tư vấn Lean - TPM, công ty Tư vấn TST VN.

 

Tin cùng chủ đề

7 bước triển khai bảo trì tự quản AM (27/08/2020)Tổng quan Bảo trì tự quản AM bước 4 (24/07/2020)Hướng dẫn đánh giá AM bước 2 (21/04/2020)Hướng dẫn đánh giá AM bước 1 (30/03/2020)Bảng AM activity board phase 2 (02/11/2019)Sơ đồ quản lý thiết bị (01/10/2017)Hướng dẫn bôi trơn thiết bị (01/10/2017)Know - Why One Point Lesson (27/09/2017)
  • TaTa
  • Logo Jinyu
  • Logo Bluescope
  • Marico
  • Outspan
  • Casumina
  • Camel
  • Icp VN
  • Logo SaiGon Trapaco
  • Logo Olam
  • LOGO KH
  • LOGO STP
  • Newtoyo
  • So so kien thiet Binh Duong
  • Sonion
  • YKK
  • Liksin
  • Kimberly Clack
  • Anduc
  • Amway
  • DH Su pham KT
  • Prime
  • tantien
Lượt truy cập: 5,565,254
Đang online: 1
Bản quyền 2012 © Công ty Tư vấn TST