Công ty Tư vấn TST
TST's vision: “ 2 x 50 = 100” . “ 2” = Double Volume, Double Speed. “50” = 50% Margin Improvement. “100” = 100% Employee Involvement. Mục tiêu của chúng tôi mang đến cho khách hàng: Tăng gấp đôi sản lượng, tăng gấp đôi tốc độ. Tăng 50% lợi nhuận. 100% nhân viên tham gia vào hoạt động Lean-TPM
Huấn luyện & Tư vấn LeanTPM - Bảo trì năng suất toàn diện TPM (Total Productive Maintenance)

Tài liệu Duy trì Tự quản Autonomous Maintenence

Hướng dẫn các thành viên AM báo cáo kết quả AM bước 1

Hướng dẫn Trình bày kết quả AM bước 1

Phần 1: Trình bày tại bảng hoạt động AM (khoảng 30 đến 45 phút)

  1. Trưởng nhóm giới thiệu tổng quan về hoạt động AM của nhóm:
  • Giới thiệu bản thân
  • Giới thiệu thành viên
  • Giới thiệu mục tiêu TPM của cty
  • Giới thiệu mục tiêu hoạt động AM của nhóm.(chú ý: mục tiêu của nhóm phải phù hợp với mục tiêu TPM của cty)
  1. Trưởng nhóm trình bày sơ đồ thiết bị:
  • Giới thiệu layout thiết bị trên đó có visual một số tổn thất trên từng cụm thiết bị, ví dụ: Dừng máy ngắn, tổn thất NVL, dừng máy do hư hỏng, sai hỏng sản phẩm, lỗi chất lượng,…

(Trong layout thiết bị, bên dưới có liệt kê (số liệu nền ban đầu) một số tổn thất lớn trên từng cụm thiết bị, trên layout thiết bị, các tổn thất phải được visual để ai cũng có thể nhận biết.)

  1. Trưởng nhóm trình bày tóm tắt kết quả hoạt động AM từ lúc bắt đầu cho đến hiện tại. Chú trọng trình bày kết quả đạt được về mặt thiết bị so với ban đầu: OEE, dừng máy, sai hỏng sp, Tổn thất NVL,…
  2. Về mặt thiết bị, để có kết quả như vậy nhóm đã làm gì ? (Trưởng nhóm mời các thành viên chịu trách nhiệm từng form OEE, dừng máy, tổn thất NVL,.. lần lượt trình bày chi tiết từng nội dung nhóm đã làm những gì để được kết quả như hiện tại.)
  • Nhóm phân tích OEE bị mất.(phải có bảng phân tích OEE bị mất)
  • Vệ sinh, kiểm tra, bôi trơn thiết bị: (Phải trình bày được điểm khác biệt của Form Tiêu chuẩn CIL, Theo dõi CIL, biểu đồ thời gian CIL so với khi chưa thực hiện AM)

+ Nhằm duy trì thiết bị trong điểu kiện tốt, phát hiện sớm nhằm ngăn ngừa hư hỏng.(phải trình bày được một vài ví dụ cụ thể đã phát hiện sớm và ngăn ngừa được những lỗi nào)

+ Phát hiện/xử lý khiếm khuyết nhằm phục hồi tình trạng thiết bị về điều kiện cơ bản.(phải trình bày được sự khác biệt của hành vi các thành viên có ý thức tìm/xử lý khiếm khuyết, phải trình bày được số khiếm khuyết tìm được/xử lý được so với khi chưa thực hiện AM, phải làm nổi bật các khiếm khuyết về chất lượng và an toàn nhóm đã xử lý/loại bỏ được).

+ Kết quả của dừng máy.(phải trình bày được sự khác biệt về thời gian dừng máy/số lần dừng máy so với trươc đây)

+ Tổn thất NVL (phải trình bày được sự khác biệt/ kết quả so với trước đây).

+ Sai hỏng (phải trình bày được sự khác biệt trước đây và hiện tại)

+ Thực hiện cải tiến (kaizen).(trình bày trình tự từng cải tiến và kết quả mang lại).

  • Nhận biết được các thông tin cài đặt thiết bị/qui trình (trình bày sự tuân thủ các thông số cài đặt qui trình thiết bị khi vận hành)
  • Từ số liệu tổn thất ban đầu, nhóm đã chọn được một vài chủ đề để loại bỏ.(Trình bày chủ đề tổn thất mà nhóm đã chọn, trong bước 1 chưa yêu cầu kết quả, nhưng bắt buộc chủ đề phải được có kế hoạch để thực thi)
  1. Về mặt con người: (Trưởng nhóm mời các thành viên phụ trách các form có liên quan lên trình bày chi tiết kết quả từng form.)
  • Trong quá trình thực hiện AM, khơi dậy tinh thần ham học hỏi của các thành viên, tăng khả năng làm việc nhóm, học hỏi chia sẽ lẫn nhau.(hãy cho ví dụ một vài thành viên phát triển như thế nào so với trước đây)
  •  Mỗi khi làm AM định kỳ nhóm đã theo dõi/lập kế hoạch hành động nhằm đạt mục tiêu chung của nhóm cũng như được chia sẽ được kiến thức/kỹ năng. (trình bày ý nghĩa của form ghi nhận biên bản họp nhóm định kỳ)
  • Nhóm sử dụng công cụ OPL nhằm trao đổi chia sẽ kiến thức (trình bày form bảng câu hỏi OPL và số OPL nhóm đã làm được)
  • Từ đó năng lực các thành viên ngày một nâng cao. (Form đánh giá năng lực nói lên điều nầy. Trình bày ý nghĩa của rađa chart cũng như sự phát triển của từng thành viên thông qua ít nhất 2 lần đánh giá).
  1. Vế mặt an toàn: (Trưởng nhóm mời thành viên chịu trách nhiệm an toàn trình bày ý nghĩa và tại sao phải lập bản đồ an toàn cho thiết bị).
  2. Bản đồ bôi trơn(Trưởng nhóm mời thành viên chịu trách nhiệm bản đồ bôi trơn trình bày ý nghĩa và tại sao phải lập bản đồ bôi trơn cho thiết bị).
  3. Nhà xưởng: (Trưởng nhóm mời thành viên chịu trách nhiệm 5S trình bày hoạt động và kết quả 5S)
  4. Hệ thống duy trì: Tất cả các số liệu theo dõi hoạt động AM đều được cấp nhật đúng - đủ. Thông tin/hoạt động AM luôn được nhóm duy trì.

Phần 2: Hướng dẫn các thành viên thanh tra thực tế thiết bị:

  • Trưởng nhóm hướng dẫn đoàn tham quan thiết bị.
  • Từng cụm thiết bị nên nêu rõ sự khác biệt đã được trình bày tại bảng AM .
  • Trình bày một vài khiếm khuyết đã xử lý được mang lại kết quả tốt.
  • Trình bày các cải tiến (kaizen) nhóm đã làm được.

 

Tóm lại hãy trình bày: SỰ KHÁC BIỆT - SỰ PHÁT TRIỂN.

Phần 3: Mời ban đánh giá chấm điểm:

  • Ban đánh giá chấm điểm dựa vào thực tế xem xét thiết bị và báo cáo của nhóm vào form ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN AM BƯỚC 1

Tin cùng chủ đề

7 bước triển khai bảo trì tự quản AM (27/08/2020)Tổng quan Bảo trì tự quản AM bước 4 (24/07/2020)Hướng dẫn đánh giá AM bước 2 (21/04/2020)Hướng dẫn đánh giá AM bước 1 (30/03/2020)Bảng AM activity board phase 2 (02/11/2019)Sơ đồ quản lý thiết bị (01/10/2017)Hướng dẫn bôi trơn thiết bị (01/10/2017)Know - Why One Point Lesson (27/09/2017)
  • TaTa
  • Logo Jinyu
  • Logo Bluescope
  • Marico
  • Outspan
  • Casumina
  • Camel
  • Icp VN
  • Logo SaiGon Trapaco
  • Logo Olam
  • LOGO KH
  • LOGO STP
  • Newtoyo
  • So so kien thiet Binh Duong
  • Sonion
  • YKK
  • Liksin
  • Kimberly Clack
  • Anduc
  • Amway
  • DH Su pham KT
  • Prime
  • tantien
Lượt truy cập: 5,565,245
Đang online: 1
Bản quyền 2012 © Công ty Tư vấn TST