Công ty Tư vấn TST
TST's vision: “ 2 x 50 = 100” . “ 2” = Double Volume, Double Speed. “50” = 50% Margin Improvement. “100” = 100% Employee Involvement. Mục tiêu của chúng tôi mang đến cho khách hàng: Tăng gấp đôi sản lượng, tăng gấp đôi tốc độ. Tăng 50% lợi nhuận. 100% nhân viên tham gia vào hoạt động Lean-TPM
Huấn luyện & Tư vấn LeanTPM - Bảo trì năng suất toàn diện TPM (Total Productive Maintenance)

Tài liệu Lean - TPM

Làm thế nào để triển khai bảo trì năng suất toàn diện TPM thành công ?

Chia sẽ của vị chuyên gia người Hàn Quốc về tình hình triển khai áp dụng bảo trì năng suất toàn diện TPM tại Việt Nam làm cho chúng ta lưu tâm về tính cam kết của cấp lãnh đạo của công ty.

Với các chuyên gia tư vấn của TST, để triển khai bảo trì năng suất toàn diện TPM thành công, một số yếu tốt ảnh hưởng đến hiệu quả tiển khai áp dụng bảo trì năng suất toàn diện TPM được đúc kết và chia sẽ bên dưới:

1- Bước 0 - Bước chuẩn bị :

Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ STEP-UP CARD cho các thành viên thực hiện bảo trì năng suất toàn diện TPM, nên:

  - Không biết sữ dụng các công cụ của chương trình TPM.

  - Thực hiện công việc không đúng qui trình.

  - Không nhận biết tầm quan trọng của sự cam kết và không thay đổi tư duy nên thực hiện không hiệu quả TPM

  - Phần lớn cấp quản lý/Lãnh đạo đến nhân viên đều xem việc triển khai bảo trì năng suất toàn diện TPM là một dự án, một việc làm thêm nên xem TPM như công việc mang tính chất thời vụ, ngắn hạn.

2- Thực hiện mô hình mẫu:

Không hiểu hết ý nghĩa và vai trò của mô hình mẫu, nên:

  - Có thực hiện bảo trì năng suất toàn diện TPM trên mô hình mẫu nhưng không có tính truyền thông.

  - Không phân chia rõ vai trò và trách nhiệm trong công việc.

  - Không biêt nên chọn ai tham gia vao mô hình mẫu.

3- Triển khai chương trình bảo trì năng suất toàn diện TPM :

Không tuân thủ nghiêm ngặt theo chương trình, nên:²

  - Năng lực của tổ chức không phát triển từ cơ bản đến nâng cao.

  - Không duy trì kết quả đạt được.

4- Sự hỗ trợ từ lãnh đạo:

- Không đẩy mạnh và bảo đảm có sự thống nhất trong tổ chức.
- Các hành vi không được thiết lập ngay từ mô hình mẫu.
- Không tham gia trong những hoạt động đánh giá/thanh tra/Audit.
- Không công nhận và tưởng thưởng cho những hành vi tích cực.
 
Phần lớn các doanh nghiệp tại Việt Nam xem Lean - TPM hay các công cụ khác là một chương trình hoặc một dự án chứ không phải đó là công việc còn thiếu, cần thiết phải thực hiện và duy trì để tốt hơn chứ không phải là một việc làm thêm. Do vậy, để thực hiện được và duy trì được, ít nhất chúng ta phải có tính cam kết và tính tuân thủ. Phải thay đổi được suy nghĩ, mới thay đổi được hành vi.

Tin cùng chủ đề

Huấn luyện sản xuất tinh gọn (LEAN) tại cơ sở của khách hàng. (14/04/2025)Loss Elimination (27/03/2025)Tư duy các khái niệm mới về Total Productive Maintenance - TPM (21/09/2023)5S implementation process (29/09/2020)OEE - Overall Equipment Effectiveness (01/08/2020)Tổng quan 8 nội dung chính của TPM (29/03/2020)Systematic LEAN problem-solving approach and key elements in each stage (11/11/2018)DMAIC Improvement Process Road Map (11/11/2018)Tư vấn phân tích tìm nguyên nhân hư hỏng Breakdown Analysis (06/11/2018)TPM at the heart of Lean - Bảo trì năng suất toàn diện TPM trong Lean (09/10/2018)
  • TaTa
  • Logo Jinyu
  • Logo Bluescope
  • Marico
  • Outspan
  • Casumina
  • Camel
  • Icp VN
  • Logo SaiGon Trapaco
  • Logo Olam
  • LOGO KH
  • LOGO STP
  • Newtoyo
  • So so kien thiet Binh Duong
  • Sonion
  • YKK
  • Liksin
  • Kimberly Clack
  • Anduc
  • Amway
  • DH Su pham KT
  • Prime
  • tantien
Lượt truy cập: 5,560,929
Đang online: 1
Bản quyền 2012 © Công ty Tư vấn TST