Công ty Tư vấn TST
TST's vision: “ 2 x 50 = 100” . “ 2” = Double Volume, Double Speed. “50” = 50% Margin Improvement. “100” = 100% Employee Involvement. Mục tiêu của chúng tôi mang đến cho khách hàng: Tăng gấp đôi sản lượng, tăng gấp đôi tốc độ. Tăng 50% lợi nhuận. 100% nhân viên tham gia vào hoạt động Lean-TPM
Huấn luyện & Tư vấn LeanTPM - Bảo trì năng suất toàn diện TPM (Total Productive Maintenance)

Thư viện

Hướng dẫn đánh giá AM bước 1

HẠNG MỤC

NỘI DUNG

CÂU HỎI

MỨC 4 ĐIỂM (Kiểm tra: Thực hiện đầy đủ; Kết quả: Đạt mục tiêu và được duy trì)

Thiết bị và khu vực triển khai bảo trì tự quản AM của nhóm

Tất cả bất thường phải được nhận diện và có kế hoạch khả thi để xử lý

Hư hỏng nhỏ

 

 

1- 100% hư hỏng nhỏ đã được phân tích, xử lý hoặc đã triển khai xử lý theo kế hoạch khả thi.

Tất cả hư hỏng nhỏ phải được tìm thấy và ghi nhận, không có lỗi nào được phát hiện (mà chưa được ghi nhận) trong quá trình thanh tra.

Tất cả khiếm khuyết nhỏ đã được đánh giá về sự ảnh hưởng đến lãng phí và lập kế hoạch hành động hợp lý (xử lý ngay, theo dõi, PM sẽ kiểm tra,.)  

Mong đợi 80% các hạng mục phải được xử lý hoặc có giải pháp (Xác định được kế hoạch hành động và hoàn thành)

Thiếu điều kiện cơ bản

 

2- Tất cả bụi bẩn lâu ngày phải được vệ sinh sạch

Tất cả thiết bị/khu vực làm việc đã được vệ sinh sạch – Bụi bẩn lâu ngày được loại bỏ. Nguồn gây bẩn trong quá trình thanh tra nếu có chỉ là mới phát sinh và đã có hành động vệ sinh, kiểm tra với tần suất hợp lý trong bộ tiêu chuẩn CIL thử nghiệm. Bằng chứng ghi nhận: Hình ảnh trước/sau về nguồn gây bẩn,..)

 

 

3- Không có bất cứ bulon/đai ốc nào bị lỏng, mất

Không có bulon/đai ốc nào bị tháo lỏng trong quá trình kiểm tra. Tất cả bulon/đai ốc/chi tiết/cụm thiết bị,.. đã được kiểm tra, siết chặt

Bất cứ bulon/đai ốc quan trọng nào thường xuyên/có nguy cơ tự tháo lỏng đều đã được nhận diện và giám sát bằng mắt để dễ dàng nhận biết tình trạng binh thường và bất thường

 

 

4- Những bộ phận bôi trơn được duy trì và vận hành đúng

Các chi tiết của hệ thống bôi trơn đều làm việc tốt. Không nhìn thấy có sự bất thường về bôi trơn, không rò rỉ, thùng chứa, bể chứa mức dầu đều nằm trong mức cho phép, mỡ bôi trơn không bám dính tại các đầu vú mỡ, không nhìn thấy chất bôi trơn bám dính không đúng vị trí. 

 

Khu vực khó thao tác (HTR)

5- Khu vực khó thao tác (HTR) đã được nhận diện và liệt kê

Hiểu rõ thế nào là “Khu vực khó thao tác”, bao gồm khó: VỆ SINH, KIỂM TRA, VẬN HÀNH, BẢO TRÌ,..Tất cả các cụm thiết bị/khu vực thường xuyên phải thao tác nhưng khó khăn đã được liệt kê

 

Nguồn gây nhiễm bẩn (SOC)

6- Nguồn gây nhiễm bẫn (SOC) được nhận diện và liệt kê

Hiểu rõ sự khác biệt giữa nhiễm bẩn (cái gì nhiểm bẩn) và nguồn gây nhiễm bẩn (Nó từ đâu). Nhóm quan sát/nghiên cứu tình trạng vận hành của thiết bị và nhận biết mức độ mức độ nhiễm bẩn. Tất cả SOC đã được nhận diện và liệt kê. Bằng chứng là nhận biết vị trí, loại và lượng nhiễm bẩn gây ra và hiển thị trên bản đồ nguồn gây nhiễm bẩn.

 

Khiếm khuyết về chất lượng

7- 100% khiếm khuyết về chất lượng phải được nhận diện, phân tích và có có kế hoạch khắc phục

Bất kỳ khiếm khuyết nào ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm đã được nhận diện, liệt kê. Khiếm khuyết đã được đánh giá về mức độ ảnh hưởng và có hành động cụ thể, có thể bộ phận cải tiến FI hoặc phòng quản lý chất lượng tham gia xử lý 

 

Vật không cần thiết

8- 100% vật không cần thiết phải được tháo bỏ hoặc có kế hoạch tháo bỏ

Tất cả vật không cần thiết đã được nhận biết và ghi nhận.Nhóm trình bày kế hoạch tháo bỏ.

Phải hiểu rõ tác động của từng hạng mục đến thiết bị hay khu vực làm việc hoặc thao tác của NV phải được tháo bỏ ở cuối AM bước 1

 

 An toàn

9- 100% nguy cơ về an toàn phải được nhận diện và khắc phục

Tất cả các thiết bị an toàn cho con người và thiết bị đã được nhận biết rõ ràng (kiểm tra tính chính xác của bản đồ an toàn)

Tất cả các mối nguy đã được nhận diện và loại bỏ hoặc có kế hoạch khả thi tại bảng hoạt động bảo trì tự quản AM

 

Cài đặt thiết bị/qui trình

10-  Các thông số cài đặt Thiết bị/qui trình phải được nhận diện

Tất cả thiết bị/qui trình yêu cầu phải chú ý (có sự thay đổi khi đổi sản phẩm)  khi vận hành phải được nhận diện và liệt kê. Khu vực yêu cầu phải hiệu chỉnh và can thiệp thường xuyên đã được liệt kê và kiểm tra nhằm ngăn ngừa hư hỏng về thiết bị/lãng phí co thể xảy ra.

Tình trạng thiết bị và làm việc nhóm được duy trì

Điều kiện cơ bản của thiết bị

11- Tình trạng thiết bị được duy trì bởi tiêu chuẩn Vệ Sinh - Kiểm Tra - Bôi trơn thử nghiệm

Các thành viên nhóm AM hiểu rõ mức độ: Vệ sinh sạch đến mức nào là đạt yêu cầu. Quan sát thực tế trên thiết bị để đánh giá về mức độ sạch của việc duy trì vệ sinh (yêu cầu trả lời lần làm vệ sinh lần cuối khi nào, bao nhiêu ca sẽ vệ sinh). Mức độ sạch của vệ sinh phù hợp với tiêu chuẩn của nhà máy.

Khu vực làm việc của nhóm

12- Khu vực 5S được phân công trách nhiệm quản lý rõ ràng và thực thi gọn gàng sạch sẽ

Thiết bị/cụm thiết bị và khu vực làm việc được phân công trách nhiệm rõ ràng, không có vật không cần thiết, nguồn gây nhiễm bẩn, mối nguy về an toàn,… Tất cả công cụ/phụ tùng/form mẫu/NVL,.. sắp xếp ngay ngắn và được kiểm tra hàng ngày bởi bộ tiêu chuẩn thử nghiệm CI.  

Triển khai làm việc nhóm bảo trì tự quản AM:

Hiệu quả hoạt động của nhóm AM

Đặt mục tiêu và triển khai kế hoạt hành động

13- Nhóm thực hiện -  theo dõi kết quả công việc hằng ngày, đo đạc và có kế hoạch hành động để đạt được mục tiêu đã đề ra của AM bước 1

Mục tiêu về con người và thiết bị đến cuối AM bước 3 đã dược xác lập. Chi tiết cụ thể cần đạt được cuối AM bước 1 phải hiển thị. Đầu vào và đầu ra được hiển thị trên bảng AM. Dễ hiểu về tác động của bước 1. Các hoạt động giám sát/theo dõi đang được thực thi. Tất cả các thành viên đều hiểu và dễ dàng giải thích TẠI SAO phải thực hiện và MONG ĐỢI GÌ về các hoạt động đó

 

Giảm lãng phí

14- Dừng máy ngắn (Minor stops) đã giảm ít nhất 25-30% so với ban đầu (baseline).

Dừng máy ngắn/sự can thiệp được theo dõi và đã giảm ít nhất 30% so với ban đầu

Nhóm hiểu các hoạt động của AM bước 1: tìm và xử lý bất thường tác động đến tình trạng hoạt động của thiết bị. Các thông tin về bất thường được phân tích sự tác động đến các loại nguyên nhân gây ra dừng máy ngắn hoặc các lãng phí khác

 

 

15- Đã nhận biết các tổn thất riêng biệt/điển hình và đã chọn các chủ đề để giảm thiểu/loại bỏ

Các lãng phí liên quan đến các hoạt động hàng ngày của nhóm phải được nhận diện, chọn ưu tiên và hiển thị trên bảng AM. Mục tiêu loại trừ lãng phí cho mỗi chủ đề cải tiến phải đến AM bước 3 phải được xác lập. Kế hoạch loại trừ các loại lãng phí (Ai/Khi nào) phải có sự tham gia của tất cả các thành viên  

 

Thời gian Vệ sinh, kiểm tra & bôi trơn (CIL)

16- Thời gian ban đầu (Baseline) cần thiết/yêu cầu để vệ sinh & kiểm tra đã được xác lập

Thời gian cơ bản cần thiết thực hiện hoàn tất các tác vụ vệ sinh, kiểm tra toàn bộ thiết bị phải được xác lập. Thời gian nầy phải bao hàm tất cả các nỗ lực thực hiện đầy đủ các tác vụ được tạo lập trong bộ tiêu chuẩn Vệ sinh, kiểm tra thử nghiệm. Thời gian nầy không bao gồm các nỗ lực vệ sinh sạch bụi bẩn lâu ngày các lần đầu tiên, nhưng đó là thời gian cần thiết để duy trì tình trạng sạch sẽ và thực hiện các tác vụ kiểm tra cần thiết nhằm duy trì thiết bị, giảm thiểu lãng phí và đạt được mục tiêu AM bước 1 đã đề ra  

Hiệu quả của nhóm AM

Quản lý công việc hàng ngày

17- Nhóm đã nhận biết được các công việc hiện tại và cập nhật các yêu cầu mới vào tiêu chuẩn CI thử nghiệm

Bô tiêu chuẩn tạm thời đã được xác lập, bao gồm các hoạt động vệ sinh, kiểm tra CỦ & MỚI, bộ tiêu chuẩn đó giúp ngăn ngừa sự xuống cấp và hư hỏng cưỡng bức thiết bị và ngăn ngừa các vấn đề/lãng phí lặp lại. Tần suất thích hợp để duy trì mức độ vệ sinh sạch sẽ và đạt được các kết quả được xác định, bao gồm cả các công việc vệ sinh, kiểm tra hàng ngày

 

 

18- Nhóm đã lập kế hoạch hành động nhằm thực thi và caỉ tiến hoạt động của nhóm

Kế hoạch hành động hàng ngày được sử dụng và thực hiện, theo dõi thực tế thực hiện so với kế hoạch để cải tiến hiệu quả làm việc của nhóm

 

 

19- Bảng hoạt động của nhóm luôn được cập nhật và sử dụng thuận lợi cho hoạt động chung của nhóm

Tình trạng bảng hoạt động AM phù hợp với mong đợi của tinh thần AM bước 1(sạch sẽ, tổ chức gọn gàng, không có các hạng mục dư thừa, được cập nhật). Có bằng chứng rằng nhóm sử dụng bảng hoạt động như một công cụ nhằm tăng hiệu quả hoạt động của nhóm (Biểu đồ theo dõi tiến độ/hiệu quả, các ghi chú, tóm tắt, các hạng mục cần theo dõi,..) Nó dễ hiểu theolộ trình triển khai xuyên suốt của các bước: Thể hiện mục tiêu, công việc nào hoàn thành, vấn đề phải đối mặt và các kết quả đạt được. Thông tin hiển thị rõ ràng và có thể hiểu chỉ qua 1 cái liệc mắt

 

 

20- Các công việc, cam kết, các hạng mục cần theo dõi được tóm tắt và truyền đạt của nhóm

Các công việc trong các buổi họp nhóm làm AM định kỳ được tóm tắt, và truyền đạt. Các hạng mục cần tiếp tục theo dõi bao hàm cả các công việc cho đến lần làm AM kế tiếp. Không có các chủ đề nào của AM bước 1 còn tồn đọng. Thông tin nầy các thành viên đều biết và có sẵn sàng trên bảng AM

 

Khả năng tái áp dụng

21- Nhóm đã thực hiện tốt việc tái áp dụng các cải tiến, tiêu chuẩn, qui trình từ các nhóm khác cũng như chia sẽ kiến thức giữa các thành viên trong nhóm nhằm học hỏi và phát triển

Nhóm sử dụng các tiêu chuẩn của AM bước 1 cho toàn Xí nghiệp/nhà máy và hướng đến áp dụng cho các thiết bị/qui trình tương tự. Các thủ tục, tiêu chuẩn cải tiến của các nhóm khác được đánh giá, tạo ma trận tái áp dụng, lập kế hoạch thực hiện việc tái áp dụng cho từng hạng mục. Các công việc của nhóm được lưu hồ sơ và chia sẽ cho toàn bộ các thành viên trong tổ chức trong những lúc nghỉ ngơi để đánh giá tiềm năng tái áp dụng.   

Triển khai làm việc nhóm bảo trì tự quản AM:

Năng lực từng thành viên nhóm AM

Phát triển kiến thức và kỹ năng của từng thành viên

22- Các thành viên đạt được kỹ năng của AM bước 1 (xem AM step 1 step-up card)

Tất cả các thành viên được đặt mục tiêu và đánh giá kỹ năng dựa vào step-up card của AM bước 1. Mỗi thành viên đều được phân công làm chủ ít nhất 1 nội dung và trưởng nhóm phải đảm bảo rằng tất cả các thành viên cùng hỗ trợ và đạt được mức kỹ năng yêu cầu. Nhóm huấn luyện đanh giá từng kỹ năng của từng thành viên và lập ma trân kỹ năng (Rađa chart) hiển thị mức kỹ năng hiện tại của từng thành viên của nhóm AM.

 

23- Mỗi thành viên đều tạo được OPL nhằm hỗ trợ tốt nhất cho qui trình Vệ Sinh và Kiểm tra

Phương pháp thích hợp cho việc hướng dẫn thực hiện các tác vụ vệ sinh & kiểm tra trong bộ tiêu chuẩn CI thử nghiệm là làm OPL để hướng dẫn. Tất cả thành viên của nhóm AM và bất cứ người nào yêu cầu phải thực hiện bộ tiêu chuẩn CI thử nghiệm phải được huấn luyện thực hiện đúng theo qui trình.

 

Hành vi

24- Mục tiêu hoạt động của nhóm phù hợp với mục tiêu bảo trì năng suất toàn diện TPM của nhà máy

Các thành viên hành động theo nguyên tắc của bảo trì năng suất toàn diện TPM: Có sự tham gia của toàn bộ các thành viên tùy thuộc vào khả năng của từng cá nhân, hoạt động của nhóm hướng đến mục tiêu nhằm cải thiện cả về lợi ích kinh doanh và cá nhân, zero lãng phí là con đường chúng ta hướng đến xuyên suốt trong tư duy cải tiến liên tục

 

 

25- Vai trò, trách nhiệm từng thành viên được qui định rõ ràng và được tuân thủ, các công việc được chia đều cho các thành viên

Mỗi thành viên đều hiểu rõ trách nhiệm của mình đối với nhóm. Mỗi người dễ dàng giải thích được vai trò của mình và những hạng mục công việc mình đã thực hiện được và nó góp phần như thế nào vào kết quả nhóm đạt được

 

 

26- Các thành viên hỏi đáp, chia sẽ thông qua việc sử dụng OPL's

Các thành viên được khuyến khích và cảm thấy thỏa mái khi đặt ra những câu hỏi liên quan đến kiến thức mà mình chưa biết. Việc trả lời câu hỏi và tạo OPL được theo dõi và giám sát nhằm đảm bảo rằng hành vi nầy đã được thiết lập và những kiến thức, kỹ năng đó được phát triển. Bất cứ mục tiêu nào của nhóm đặt ra đều đạt được. Tất cả thành viên đều đặt ra câu hỏi và tạo được OPL nhằm chia sẽ và học hỏi từ người khác

 

 

27- Các thành viên tìm và ghi nhận  bất thường/khiếm khuyết tại khu vực họ làm việc hằng ngày

Các thành viên đều nhận biết tầm quan trọng của việc tìm ra tất cả các loại bất thường và nó ảnh hưởng đến khả năng vận hành của thiết bị. Hoạt động nầy phải là một phần trong công việc hàng ngày  và nó không phải chỉ được thực hiện khi làm AM định kỳ.

 

 

28- Các thành viên luôn hiển thị hành vi an toàn

Tiên đoán nhanh mối nguy được thực hiện trước khi có bất kỳ sự can thiệp nào đến thiết bị và phải áp dụng cho tất cả thành viên. Qui trình Lock-out/Tag-out phải được toàn bộ thành viên thực hiện ngiêm túc

BOS (Behavior Observation System) – Hệ thống giám sát hành vi phải được thực hiện nhằm gia tăng hành vi an toàn. Đương đầu với những hành vi & sự cố về an toàn đó là hoạt động mà BOS hướng tới

-----------------------------------

Ông: Nguyễn Đình Cương

Chuyên viên Tư vấn Lean -TPM, công ty TST VN

Tin cùng chủ đề

Huấn luyện sản xuất tinh gọn (LEAN) tại cơ sở của khách hàng. (14/04/2025)Loss Elimination (27/03/2025)Sự khác nhau giữa bảo trì có kế hoạch PM so với bảo trì truyền thống (09/10/2023)Tư duy các khái niệm mới về Total Productive Maintenance - TPM (21/09/2023)5S implementation process (29/09/2020)7 bước triển khai bảo trì tự quản AM (27/08/2020)OEE - Overall Equipment Effectiveness (01/08/2020)Tổng quan Bảo trì tự quản AM bước 4 (24/07/2020)Hướng dẫn đánh giá AM bước 2 (21/04/2020)Tổng quan 8 nội dung chính của TPM (29/03/2020)
  • TaTa
  • Logo Jinyu
  • Logo Bluescope
  • Marico
  • Outspan
  • Casumina
  • Camel
  • Icp VN
  • Logo SaiGon Trapaco
  • Logo Olam
  • LOGO KH
  • LOGO STP
  • Newtoyo
  • So so kien thiet Binh Duong
  • Sonion
  • YKK
  • Liksin
  • Kimberly Clack
  • Anduc
  • Amway
  • DH Su pham KT
  • Prime
  • tantien
Lượt truy cập: 5,532,380
Đang online: 2
Bản quyền 2012 © Công ty Tư vấn TST