OEE - Overall Equipment Effectiveness
Mức hữu dụng toàn phần OEE - Overall Equipment Effectiveness là thước đo năng suất thực tế, còn được gọi là “năng suất hiệu quả”. Nói một cách đơn giản, mức hữu dụng thiết bị toàn phần nói lên tỷ lệ hiệu quả của các sản phẩm được sản xuất ra so với tổng lượng sản phẩm được sản xuất trong một khoảng thời gian nếu thiết bị không gặp sự cố như: hỏng hóc, hiệu chỉnh, chất lượng kém hoặc giảm tốc độ máy móc. Mức hữu dụng thiết bị toàn phần được đo lường theo hiệu suất dây chuyền/máy móc.
- Mức hữu dụng toàn phần OEE là gì? Là một khái niệm dùng để đo thiết bị sản xuất vận hành tốt như thế nào so với mục tiêu trên lý thuyết gọi là hiệu suất toàn phần của thiết bị.
- Công thức tính mức hữu dụng toàn phần OEE - Overall Equipment Effectiveness
- 6 loại tổn thất/lãng phí chính trên thiết bị:
* Tổn thất do dừng máy
1. Break down (Thiết bị hư hỏng)
2. Set-up/Adjustment (Tổn thất cài đặt, hiệu chỉnh)
* Tổn thất do tốc độ sản xuất/sản lượng
3. Minor stoppage (Dừng thiết bị lắt nhắt)
4. Speed loss (Tổn thất về tốc độ)
* Tổn thất do khiếm khuyết về chất lượng
5. Quality defect loss (Lỗi sản phẩm vì chất lượng)
6. Yield loss (Mất sản lượng do phế phẩm).
- Mức hữu dụng toàn phần OEE - Overall Equipment Effectiveness theo lịch 12h
- Áp dụng TPM được cho là thành công khi chỉ số mức hữu dụng toàn phần OEE > 85%.
Khi đó:
Availability Rate > 90% Performance Rate > 95% Rate of Quality > 99%
- Lưu đồ cải tiến liên tục thiết bị, giảm lãng phí/ tăng mức hữu dụng toàn phần OEE
------------------------------------------------------
Ông: Nguyễn Đình Cương.
Chuyên viên Tư vấn Lean - TPM, công ty Tư vấn TST VN.