Công ty Tư vấn TST
TST's vision: “ 2 x 50 = 100” . “ 2” = Double Volume, Double Speed. “50” = 50% Margin Improvement. “100” = 100% Employee Involvement. Mục tiêu của chúng tôi mang đến cho khách hàng: Tăng gấp đôi sản lượng, tăng gấp đôi tốc độ. Tăng 50% lợi nhuận. 100% nhân viên tham gia vào hoạt động Lean-TPM
Huấn luyện & Tư vấn LeanTPM - Bảo trì năng suất toàn diện TPM (Total Productive Maintenance)

Thư viện

Hướng dẫn đánh giá AM bước 2

Bảo trì tự quản AM là một nội dung của bảo trì năng suất toàn diện TPM. Bảo trì tự quản AM triển khai cho phòng sản xuất/cho nhân viên vận hành thiết bị.

- Bảo trì tự quản AM có 7 bước. Bước 2: Xử lý tận gốc vấn đề.

- Để vượt qua từng bước chúng ta có 3 cấp độ đánh giá:

  • Đánh giá cấp độ nhóm
  • Đánh giá cấp độ quản lý cấp phòng
  • Đánh giá cấp độ quản lý cấp công ty.

HƯỚNG DẪN THANH TRA KẾT QUẢ BẢO TRÌ TỰ QUẢN AM BƯỚC 2

 HẠNG MỤC

 

 NỘI DUNG

 

CÂU HỎI

 

 MỨC 4 ĐIỄM (Kiểm tra: Thực hiện đầy đủ; Kết quả: Đạt mục tiêu và được duy trì).

Thiết bị và khu vực triển khai bảo trì tự quản AM của nhóm

Tất cả bất thường phải được nhận diện và có kế hoạch khả thi để xử lý

Hư hỏng nhỏ, thiếu điều kiện cơ bản, vật không cần thiết, không an toàn

 

1- 100% hư hỏng nhỏ đã được phân tích, xử lý

Không có bất kỳ bất thường nào được tìm thấy mà đội nhóm không tìm thấy.

Kiểm soát những bất thường là công việc hằng ngày, phản ảnh danh sách bất thường được ghi nhận và sửa chửa, giám sát bằng lưu đồ theo dõi xu hướng

 

Khu vực khó thao tác

2- Khu vực khó thao tác (HTR) đã được ưu tiên phân tích nguyên nhân và triển khai kế hoạch xử lý

Tất cả khu vực khó thao tác (HTR) đã được xác định và ưu tiên theo ma trận tổn thất ảnh hưởng. Phân tích nguyên nhân(Why-Why) được thực hiện để xử lý nguyên nhân gây ra ở khu vực đã chọn. Kế hoạch hành động cụ thể theo thời gian và mục tiêu hoàn thành được triển khai để xử lý các điểm khó thao tác. Kế hoạch hành động được phân bổ theo trách nhiệm của từng đội nhóm và nguồn lực hỗ trợ.

 

 

3- Có kế hoạch hành động khắc phục để loại bỏ  và kiểm soát khu vực khó thao tác (HTR)

Kế hoạch hành động để khắc phục khu vực khó thao tác (HTR) đã được thực hiện theo kế hoạch. Các kế hoạch hành động phải kết hợp với việc xử lý nguồn nhiểm bẫn(SOC), và ưu tiên cải tiến phương pháp hay dụng cụ, cải tạo trang thiết bị. Mỗi cải tiến phải được kiểm tra ngày hoàn thành và thực tế kết quả đạt được. Biểu đồ theo dõi thời gian làm CI giảm xuống ghi nhận những đóng góp của các cải tiến của từng thành viên. Các cải tiến phải được ghi nhận lại ( Bằng hình ảnh, OPL, chủ đề,…)

 

Nguồn gây nhiễm bẫn

4- Nguồn gây nhiễm bẫn được ưu tiên phân tích nguyên nhân và triển khai kế hoạch xử lý

Tất cả nguồn nhiễm bẫn (SOC) đã được xác định và ưu tiên theo ma trận tổn thất ảnh hưởng. Đã phân tích nguồn gốc để theo dõi các nguồn nhiễm bẫn. Đã phân tích nguyên nhân để xác định lý do gây ra nhiễm bẫn. Kế hoạch xử lý phải có ngày hoàn thành và thời gian cụ thể để triển khai và xử lý các nguồn nhiễm bẫn. Kế hoạch hành động được phân bổ theo trách nhiệm của từng đội nhóm và nguồn lực hỗ trợ

 

 

5- Có kế hoạch hành động khắc phục để loại bỏ  và kiểm soát nguồn gây nhiễm bẫn (SOC)

Kế hoạch xử lý nguồn nhiểm bẫn(SOC) đã được thực hiện theo kế hoạch. Các nguồn nhiễm bẩn có thể được loại bỏ hay được cô lập thích hợp để ngăn ngừa xuống cấp cưỡng bức, ngăn chặn nhiễm bẫn và giảm thời gian vệ sinh.

Mỗi cải tiến phải được kiểm tra ngày hoàn thành và thực tế kết quả đạt được. Biểu đồ theo dõi thời gian làm CI giảm xuống ghi nhận những đóng góp của các cải tiến của từng thành viên. Các cải tiến phải được ghi nhận lại ( Bằng hình ảnh, OPL, chủ đề,…)

 

Thông số cài đặt qui trình, thiết bị

6- Thông số cài đặt hiện tại dược ghi nhận và giảm thiểu các điều chỉnh

Thông số cài đặt qui trính, thiết bị đã xác định trong bước 1 đã được phân tích để nhận biết các các thông số cài đặt cần thiết và các thông số cần loại bỏ. Các thông số không cần thiết dược loại bỏ. Thông số cài đặt chuẩn được xác lập. Bất kỳ các điểu chỉnh phải dược chuyển đổi thành các thông số cài đặt cố định được đơn giản hóa và bao gồm các điểm kiểm tra CI

Tình trạng thiết bị và làm việc nhóm được duy trì

Điều kiện cơ bản của thiết bị

 

 

7- Tình trạng thiết bị được duy trì bởi tiêu chuẩn Vệ Sinh - Kiểm Tra - Bôi trơn hiện tại

Việc giám sát thực tế các điều kiện cơ bản của qui trình, trang thiết bị theo tiêu chuẩn bước 2 đã xác lâp cho toàn nhà máy và các điều kiện tiêu chuẩn này được duy trì trong công việc hàng ngày. Các công việc duy trì các điều kiện cơ bản này được ghi nhận trong các tiêu chuẩn vệ sinh, kiểm tra. ( Xem phần yêu cầu quản lý công việc hằng ngày để nhận biết năng lực nhóm và đánh giá lại các tiêu chuẩn vệ sinh, kiểm tra). Bất kỳ các bất thường dược nhận diên nhờ vào các hoạt động vệ sinh, kiểm tra hằng ngày

 

 

8- Kiểm tra trực quan VCS - Visual Controls được thực thi cho các công việc  vệ sinh, kiểm tra CI

Kiểm tra trực quan được thực thi theo các tiêu chuẩn vệ sinh, kiểm tra. Các kiểm tra trực quan thực tế thống nhất với các tiêu chuẩn của nhà máy và phân biệt rõ ràng điều kiện bình thường và bất thường. Nhóm nhận biết được khi nào cần kiểm tra trực quan và thiết bị nào cần kiểm tra tạm thời nhẳm mục đích tránh tình trạng có quá nhiều đánh dấu, hướng dẫn kiềm tra trực quan

 

Khu vực làm việc của nhóm

9- Khu vực xung quanh thiết bị được cải tiến và duy trình cho các hoạt động nhóm

Tông thể tổ chức và khu vực làm việc, dụng cụ được cải thiện so với bước 1và được duy trì. Các tồn thất do thiếu điều kiện cơ bản, nguồn nhiễm bẫn hay khu vực khó thao tác ở các khu vực này được loại bỏ. Các tiêu chuẩn cho việc duy trì các khu vực này được thiết lập

Triển khai làm việc nhóm bảo trì tự quản AM

Hiệu quả hoạt động của nhóm AM

Đặt mục tiêu và triển khai kế hoạt hành động

10- Nhóm thực hiện -  theo dõi kết quả công việc hằng ngày, đo đạc và có kế hoạch hành động để đạt được mục tiêu đã đề ra của bảo trì tự quản AM bước 2

Mục tiêu cụ thể đã đạt được cuối bước 2 được xác lập và trình bày. Các chỉ số đo lường đầu vào, dầu ra của qui trình được thể hiện trên bảng hoạt động. Mục tiêu phải dược thể hiện qua các đóng góp từ các hoạt dộng nhóm một cách dễ dàng. Kiểm tra các hoạt động nhóm qua biểu đồ xu hướng, các hành động ưu tiên của nhóm để giải quuyết bât kỳ các lỗ tồn động. Tất cà các thành viên phải giải thích được Tại sao họ thực hiện các hành động và mong muốn kết qua đạt được là gi

 

Giảm lãng phí

11- Dừng máy ngắn đã dược giảm xuống ít nhất 50-60% so với ban đầu

Dừng máy ngắn dược theo dõi và phải được giảm thiểu từ 50-60% từ ban đầu ở bước 0.(Qui trình trong khu vực làm việc có thể sử dụng cho mục đích đánh giá các hoạt động can thiệp của nhân viên vận hành). Nhóm hiểu được làm thế nào các hoạt động của bước 2 để  loại  bỏ  nguồn gốc của  vấn đề  đã  ảnh hưởng đến  hoạt  động của thiết bị 

 

 

12- 80% lãng phí/ tồn thất được chọn và loại bỏ

Nhóm đã lảm việc trên các đề án đã thiết lập và lên kế hoạch từ bước 1. Công việc cải tiến đóng góp cho việc giảm 80% các tồn thất ban đầu đã chọn

 

Thời gian Vệ sinh, kiểm tra & bôi trơn (CIL)

13- Thời gian để vệ sinh & kiểm tra đã được rút ngắn và đang ở mức bằng hay thấp hơn mục tiêu

Thời gian thực tế dành cho công việc vệ sinh, kiểm tra định kỳ bằng hay thấp hơn mục tiêu, và đã giảm ít nhất 90% so voi thời gian đã xác lập ban đầu ở cuối bước 1. Các đóng góp của từng cá nhân được ghi nhận và thể hiện qua việc giảm thời gian vệ sinh, kiểm tra trên đồ thị

Năng lực hoạt động của nhóm bảo trì tự quản AM

Quản lý công việc hàng ngày

14- Nhóm đã có hệ thống để đảm bảo công việc vệ sinh, kiểm tra (CI) được thực hiện

Việc vệ sinh, kiểm tra định kỳ để duy trì điều kiện cơ bản của qui trình, thiết bị và kết quả của các cải tiến từ bước 1& 2 đã dược ghi nhận trong các tiêu chuẩn vệ sinh, kiểm tra. Các tiêu chuẩn này phải bao gồm thông tin 5W1H và hướng dẫn cụ thể trong bộ tiêu chuẩn. Nhóm theo dõi mức độ hoàn thành các nhiệm vụ vệ sinh, kiểm tra và có hành động khắc phục cần thiết để đảm bảo các công việc này được thực thi

 

 

15- Nhóm biết theo vòng triển khai kế hoạch CAPD và điều chỉnh các hoạt động trọng tâm để xử lý các vấn đề ở khu vực làm việc

Nhóm đã cải thiện năng lực từ bước 1 qua việc thực thi CAPD: Công việc của nhóm được lên kế hoạch và trọng tâm giải quyết các vấn đề trong khu vực dựa vào các đánh giá hằng ngày, các vấn đề xảy ra trong khu vực, và các công việc trước đây của nhóm. Các thành viên trong nhóm điều chỉnh các hoạt động vệ sinh, kiểm tra dựa vào kết quả thực tế. Nhóm tiếp tục thực hiện cải tiến qui trình làm việc của nhóm thông qua việc xử lý các dấu hiệu bất thường, theo dõi và đáng giá dữ liệu, cập nhật bảng hoạt động, chia sẻ OPL,..

 

 

16- Bảng hoạt động của nhóm bảo trì tự quản AM  luôn được cập nhật và sử dụng thuận lợi cho hoạt động chung của nhóm

Bảng hoạt động được thiết lập rõ ràng, cập nhật và kết nối được các hoạt động của nhóm. Nó dễ hiểu để nhóm theo dõi qua các bước: nó bao gồm mục tiêu, các công việc đã thực thi, các vấn đề được tìm thấy và kết quả đạt được. Thông tin được trình bày rõ ràng, dễ hiểu, dễ đọc

 

Khả năng tái áp dụng

17- Nhóm đã thực hiện tốt việc tái áp dụng các cải tiến, tiêu chuẩn, qui trình từ các nhóm khác cũng như chia sẽ kiến thức giữa các thành viên trong nhóm nhằm học hỏi và phát triển

Nhóm đã sử dụng bảng tiêu chuẩn bước 2 và áp dụng cho các qui trình, thiết bị tương tự. Các thủ tục, tiêu chuẩn hay các cải tiến từ nhóm phải được đánh giá, triển khai theo bảng đồ tái áp dụng và kế hoạch hànnh động để thực thi các các tái áp dụng đã chọn. Các công việc nhóm đã hoàn thành phải dược ghi nhận và chia sẽ cho các nhóm khác để đánh giá khả năng tái áp dụng

Năng lực từng thành viên nhóm bảo trì tự quản AM

Phát triển kiến thức và kỹ năng của từng thành viên

18- Các thành viên đạt được kỹ năng của bảo trì tự quản AM bước 2 (xem AM step 2 step-up card)

Tất cà các thành viên trong nhóm dược huấn luyện theo năng lực yêu cầu thông qua bảng đánh giá kỹ năng ở bước 2. Cá nhân phải có trach nhiệm cho viêc phát triển năng lực cá nhân, và nhóm trưởng phải đảm bảo  rằng tất cả thành viên nhận được sự hỗ trợ và cơ hội phát triển kỹ năng theo yêu cầu. Người huấn luyện đội nhóm  phai tiêu chuẩn hóa các đánh giá năng lực nhân viên và theo dõi ma trận mức độ hoàn thành kỹ năng của nhóm

 

 

19- Mỗi thành viên đều tạo được OPL nhằm hỗ trợ tốt nhất cho qui trình Vệ Sinh và Kiểm tra

Phương pháp phù hợp cho việc thực hiện vệ sinh và kiểm tra trong tiêu chuẩn CI được ghi nhận qua các OPL. Tất cả thành viên AM và bất kỳ ai yêu cầu tham gia việc thực hiện CI phải dược huấn luyện theo qui trình phù hợp

 

 

20- Nhóm đang tự xử lý 70% các bất thường

Các thành viên trong nhóm đang phát triển và áp dụng các kiến thức, kỹ năng trang bị thêm để xử lý các bất thường. Cuối bước 2, nhóm có thể tự xử lý 70% các bất thường được tìm thấy. Nhóm có thể sử dụng qui trình kiểm soát bất thường được sửa chửa, các nguồn lực kỹ thuật được giảng day, và đánh giá năng lực thành viên thông qua việc tự xử lý các dấu hiệu bất thường

 

Hành vi

21- Các thành viên nhóm bảo trì tự quản AM biết sử dụng các công cụ phân tích và tìm ra nguyên nhân

Tất cả các thành viên trong nhóm được học và sử dụng các công cụ phân tích cơ bản như phân tích Where/Where and Why/Why theo bảng đánh giá năng lực. Các thành viên sử dụng các kỹ năng này để xử lý các vấn đề trong các khu vực khác, và thúc đẩy các team khác trong việc ra quyết định và cải tiến liên tục để xác định nguyên nhân so với các hiện tượng dựa trên điều kiện thực tế

 

 

22- Mỗi thành viên phải hoàn thành 1 ý tưởng cải tiến cá nhân

Mỗi thành viên phải thược hiện 1 dự án cải tiến và dánh giá kết quả đat được. Tối thiều mỗi thành viên phải đóng góp và thực hiện 1 cải tiến tùy theo vai trò và trách nhiệm đối với nhóm. Các thành viên có khả năng thể hiện các đóng góp của họ qua các chủ đề cải tiến để xử lý các tổn thất ưu tiên và các bằng chứng thể hiện các kỹ năng nâng cao được đề ra trong bước 2 qua biểu đồ đánh giá năng lực nhân viên

 

 

23- Nhóm sử dụng các nguồn lực hỗ trợ bên ngoài phù hợp để đạt mục tiêu

Nhóm hiểu được các dòi hỏi về năng lực họ cần phải đạt được, nhóm bảo trì tự quản AM biết sử dụng các nguồn lực hỗ trợ bên ngoài để giải quyết các khó khăn gặp phải trong bước này( Sử dụng nguồn lực PM để xử lý các bất thường và nâng cao kiến thức, kỹ năng của các thành viên nhóm, tìm hiểu đánh giá các dự án FI trong khu vực dể giải quyết các vấn đề phức tạp..). Nhóm cũng biết sử dụng nguồn lực từ nhà cung cấp/ kỹ sư cho việc huấn luyện, giải quyết vấn đề và đánh giá các điều kiện bình thường

 

 

24- Những hành vi từ các bước trước dó được duy trì

Nhóm và các thành viên tiếp tục thể hiện các hành vi thể hiện trong bước 1 và các tiêu chuẩn của nhà máy. Các đề xuất hay cải tiến từ bước 1 đã thực hiện đầy đủ

 ------------------------------------------------------

Ông: Nguyễn Đình Cương.

Chuyên viên Tư vấn Lean - TPM, công ty Tư vấn TST VN.

Tin cùng chủ đề

Huấn luyện sản xuất tinh gọn (LEAN) tại cơ sở của khách hàng. (14/04/2025)Loss Elimination (27/03/2025)Sự khác nhau giữa bảo trì có kế hoạch PM so với bảo trì truyền thống (09/10/2023)Tư duy các khái niệm mới về Total Productive Maintenance - TPM (21/09/2023)5S implementation process (29/09/2020)7 bước triển khai bảo trì tự quản AM (27/08/2020)OEE - Overall Equipment Effectiveness (01/08/2020)Tổng quan Bảo trì tự quản AM bước 4 (24/07/2020)Hướng dẫn đánh giá AM bước 1 (30/03/2020)Tổng quan 8 nội dung chính của TPM (29/03/2020)
  • TaTa
  • Logo Jinyu
  • Logo Bluescope
  • Marico
  • Outspan
  • Casumina
  • Camel
  • Icp VN
  • Logo SaiGon Trapaco
  • Logo Olam
  • LOGO KH
  • LOGO STP
  • Newtoyo
  • So so kien thiet Binh Duong
  • Sonion
  • YKK
  • Liksin
  • Kimberly Clack
  • Anduc
  • Amway
  • DH Su pham KT
  • Prime
  • tantien
Lượt truy cập: 5,532,352
Đang online: 2
Bản quyền 2012 © Công ty Tư vấn TST