Công ty Tư vấn TST
TST's vision: “ 2 x 50 = 100” . “ 2” = Double Volume, Double Speed. “50” = 50% Margin Improvement. “100” = 100% Employee Involvement. Mục tiêu của chúng tôi mang đến cho khách hàng: Tăng gấp đôi sản lượng, tăng gấp đôi tốc độ. Tăng 50% lợi nhuận. 100% nhân viên tham gia vào hoạt động Lean-TPM
Huấn luyện & Tư vấn LeanTPM - Bảo trì năng suất toàn diện TPM (Total Productive Maintenance)

Tài liệu Lean - TPM

Tổng quan về bảo trì năng suất toàn diện TPM

A- Giới thiệu tổng quan về chương trình Bảo trì năng suất toàn diện TPM

1- Thế nào là Bảo trì năng suất toàn diện TPM-Total Productive Maintenance ?

Có thể ví bảo trì năng suất toàn diện TPM như bác sĩ của thiết bị, máy móc. Total Productive Maintenance (TPM) là một chương trình bảo trì bao gồm nhiều định nghĩa mới cho quá trình bảo dưỡng thiết bị. Mục tiêu của chương trình là tăng năng lực sản xuất, đồng thời tăng kiến thức, kỹ năng và sự hài lòng trong công việc của nhân viên.

TPM chỉ ra rằng công việc bảo dưỡng là rất quan trọng, liên quan và góp phần rất lớn vào kết quả kinh doanh của nhà máy, kết quả mang lại là lợi nhuận đột phá cho nhà đầu tư. Dừng thiết bị để bảo trì có kế hoạch là một phần công việc trong một ngày sản xuất, như một mắt xích trong qui trình sản xuất. Mục tiêu là không dừng thiết bị khẩn cầp (thiết bị chỉ dừng khi chúng ta chủ động dừng nó).

2- Tại sao phải thực hiện chương trình Bảo trì năng suất toàn diện TPM ?

Như giới thiệu ở phần trên, thực hiện chương trình TPM, chúng ta sẽ đạt được những mục tiêu được liệt kê dưới đây:

  • Tránh tổn thất do sự thay đổi môi trường làm việc.
  • Sản phẩm khi xuất xưởng không có khiếm khuyết về chất lượng.
  • Giảm chi phí.
  • Qui trình thay đổi sản phẩm trong thời gian nhanh nhất.
  • Sản phẩm đến tay người tiêu dùng không có khiếm khuyết.

3- Sự giống và khác nhau giữa TQM và TPM:

Chương trình TPM có nhiều điểm tương đồng với chương trình Total Quality Management (TQM). Nhiều công cụ hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, lấy chuẩn, lưu trữ tài liệu,... Sự giống nhau có thể được liệt kê dưới đây:

1.   Tất cả đều cam kết thực hiện quản lý trên mức yêu cầu

2.   Tất cả nhân viên đều tham gia các hoạt động làm giảm thất thoát theo chương trình

3.   Viễn cảnh lâu dài phải xem như một phần của qui trình sản xuất, kinh doanh của công ty, phải liên tục thực hiện và cải tiến. Thay đổi sự nhận định của nhân viên, nhân viên phải có trách nhiệm làm cho khu vực làm việc của mình luôn trong tình trạng tốt nhất.

Sự khác nhau giữa TQM và TPM:

4- Lịch sử của Bảo trì năng suất toàn diện TPM:

TPM là một sáng kiến của người Nhật. Nguồn gốc của TPM phát triển từ Preventive Maintenance vào năm 1951 của người Nhật. Tuy nhiên khái niệm Preventive Maintenance lại được hình thành từ Mỹ. Nippondenso là công ty đầu tiên giới thiệu chương trình Preventive Maintenance vào năm 1960. Preventive Maintenance là một chương trình hỗ trợ nhân viên vận hành và bảo dưỡng thiết bị, tuy nhiên khi thiết bị ngày càng tự động hơn,  phát triển hơn, vấn đề bảo dưỡng thiết bị trở nên không hiệu quả vì đòi hỏi nhân lực bảo trì nhiều hơn, thường xuyên hơn. Do đó, bộ phận quản lý quyết định: Nhân viên vận hành thực hiện các tác vụ kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị, mà các tác vụ kiểm tra đó có tần suất ngắn hạn, thường xuyên (Hay còn gọi là Autonomous maintenance, một phần cốt yếu của TPM).

Vì thế Nippondenso thực hiện Preventive Maintenance và thêm cả Autonomous Maintenance được thực hiện bởi nhân viên vận hành thiết bị. Do vậy, thiết bị ngày một cải tiến hơn (Maintainability Improvement), độ tin cậy cao hơn. Từ đó, chương trình Productive maintenance ra đời. Mục tiêu của Productive Maintenance là: Tối đa hóa sự sẵn sàng của thiết bị, sử dụng thiết bị đạt hiệu suất và hiệu quả nhất nhất với chi phí thấp nhất.

5- Chỉ tiêu của Bảo trì năng suất toàn diện TPM:

P: Sản phẩm không có khiếm khuyết do các nguyên nhân: nguyên vật liệu, nguồn nhân lực, công cụ quản lý.


- Đạt được tối thiểu 80% OPE. (Overall Plant Efficiency = Hiệu suất toàn nhà máy)
- Đạt được ít nhất 90% OEE (Overall Equipment Effectiveness = Hiệu quả toàn thiết bị trong nhà máy)
- Thiết bị tự hoạt động ngay cả khi nhân viên vận hành đi ăn uống.


Q: Lỗi trong việc chuẩn bị, chất lượng, phế phẩm, phàn nàn từ khách hàng,…


- Văn hóa vận hành, không có sự phàn nàn từ khách hàng.


C: Chi phí nguyên vật liệu, tồn kho, phế phẩm, truyền thông tin...


- Giảm chi phí sản xuất 30%.


D: Thất thoát về sự cung ứng:

  • Sự chậm trễ đưa sản phẩm ra thị trường do một chức năng hỗ trợ nào đó
  • Sự chậm trễ trả tiền cho khách hàng
  • Thông tin không kịp lúc


- Đạt được đáp ứng thành công 100% nhu cầu của khách hàng.


S: An toàn về quản lý nguyên vật liệu/tồn kho/hậu cần, con người, lưu trữ tài liệu.

 
- Không có tai nạn về môi trường và con người.


M: Tinh thần ham học hỏi, cải tiến.


- Tăng sự đề xuất cải tiến lên 3 lần. Tăng kỹ năng của nhân viên, dễ dàng chuyển vị trí làm việc.

6- Cấu trúc tổ chức thực hiện Bảo trì năng suất toàn diện TPM:

7- Các chương trình chính của Bảo trì năng suất toàn diện TPM

8- Tư tưởng chủ đạo của Bảo trì năng suất toàn diện TPM

9- Bảo trì năng suất toàn diện TPM có thể áp dụng ở đâu

10- Lộ trình triển khai bảo trì năng suất toàn diện TPM trong nhà máy sản xuất

B- Tổng kết:

Ngày nay, với sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng cao hơn, LEAN-TPM là một hệ thống hỗ trợ hữu hiệu giảm thiểu chi phí, góp phần vào sự thành công của doanh nghiệp trên thương trường. Kiểm chứng cho những điều nầy là một số công ty, tập đoàn lớn trên thế giới đã và đang áp dụng, thực hiện chương trình LEAN-TPM. Hệ thống LEAN-TPM không chỉ được áp dụng trong nhà máy sản xuất công nghiệp, xây dựng hệ thống bảo trì mà còn có thể áp dụng trong các lĩnh vực khác như: Xây dựng, giao thông vận tải và các lĩnh vực khác. Nguồn lực lao động phải được liên tục đào tạo, huấn luyện để có đủ năng lực bắt nhịp với tiến bộ của khoa học và công nghệ. Nếu tất cả mọi thành viên của công ty tham gia vào chương trình LEAN-TPM, từng bước năng lực của toàn thể nhân viên sẽ được nâng lên theo từng bước thực hiện của chương trình nhờ tác phong làm việc theo nhóm, nêu cao tinh thần tự giác, tinh thần làm chủ, luôn tìm kiếm - phân tích - loại bỏ tổn thất, chia sẽ kinh nghiệm lẫn nhau, là hạt nhân cho chiến lược phát triển của công ty.

--------------------------------

Ông: Nguyễn Đình Cương

Chuyên viên Tư vấn Lean - TPM, công ty Tư vấn TST VN

Tin cùng chủ đề

Loss Elimination (27/03/2025)Tư duy các khái niệm mới về Total Productive Maintenance - TPM (21/09/2023)5S implementation process (29/09/2020)OEE - Overall Equipment Effectiveness (01/08/2020)Tổng quan 8 nội dung chính của TPM (29/03/2020)Systematic LEAN problem-solving approach and key elements in each stage (11/11/2018)DMAIC Improvement Process Road Map (11/11/2018)Tư vấn phân tích tìm nguyên nhân hư hỏng Breakdown Analysis (06/11/2018)TPM at the heart of Lean - Bảo trì năng suất toàn diện TPM trong Lean (09/10/2018)Tư vấn triển khai Lean cho nhà máy sản xuất giai đoạn 1, thời gian dự kiến từ 20-24 tháng (28/09/2017)
  • TaTa
  • Logo Jinyu
  • Logo Bluescope
  • Marico
  • Outspan
  • Casumina
  • Camel
  • Icp VN
  • Logo SaiGon Trapaco
  • Logo Olam
  • LOGO KH
  • LOGO STP
  • Newtoyo
  • So so kien thiet Binh Duong
  • Sonion
  • YKK
  • Liksin
  • Kimberly Clack
  • Anduc
  • Amway
  • DH Su pham KT
  • Prime
  • tantien
Lượt truy cập: 5,517,025
Đang online: 1
Bản quyền 2012 © Công ty Tư vấn TST